NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - HIỂU SAO CHO ĐÚNG

 

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ được xây dựng dựa trên mối liên hệ giữa người (đơn vị) nhượng quyền và người (đơn vị) nhận quyền.  Mà ở đó, các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, hệ thống kinh doanh được tạo ra bởi bên nhượng quyền, và bên nhận quyền sẽ chi trả tiền bản quyền và chi phí ban đầu cho quyền kinh doanh dưới tên và hệ thống của bên nhượng quyền.

(Mô hình nhượng quyền thương hiệu của Cà phê Trung Nguyên)

(Mô hình nhượng quyền thương hiệu của giày da cao cấp Banuli)

Những mô hình nhượng quyền phổ biến hiện nay

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

_ Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 hạng mục cơ bản sau:

+ Hệ thống vận hành và quản lý: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện nhân sự, hỗ trợ tiếp thị và quảng cáo.

+ Bí quyết quy trình/công nghệ sản xuất.

+ Sản phẩm dịch vụ

+ Hệ thống thương hiệu

_ Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản chi phí cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee).

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Phương thức không toàn diện mang nguyên tắc quản lý linh hoạt hơn, bao gồm các trường hợp sau:

+ Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution franchise)

+ Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing franchise)

+ Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/ trademark license)

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Trong mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Bên nhượng quyền tham gia góp vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trự tiếp kiểm soát hệ thống.

Những điều cần chuẩn bị trước khi quyết định nhượng quyện một thương hiệu

  1. Tìm hiểu về chính sách và các điều khoản được pháp luật quy định về thương mại nói chung và nhượng quyền thương hiệu nói riêng.
  2. Tham khảo chính sách, hợp đồng nhượng quyền của bên nhương quyền thương hiệu cung cấp
  3. Nghiên cứu thị trường
  4. Chuẩn bị hồ sơ nhượng quyền
  5. Chuẩn bị khoản chi phí cần đầu tư
  6. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh (nếu cần)

Mô hình nhượng quyền thương hiệu với ưu điểm hạn chế tối đa rủi ro, tối ưu hóa quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm cũng như  xây dựng hệ thống quả trị cho nhà đầu tư, thật sự trở thành xu hướng hiện nay và trong tương lai.

Nhượng Quyền

Nhượng quyền Banuli

Nếu bạn yêu thích giày da cao cấp và muốn sở hữu một cửa hàng giày da của riêng mình, hãy để Banuli giúp bạn.